1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm

1.1. Vị trí

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn là đơn vị hành chính đặc thù; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Văn phòng UBND tỉnh. Trung tâm có con dấu và tài khoản riêng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

1.2. Chức năng

a) Là đầu mối tập trung để các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh bố trí công chức, viên chức đến thực hiện việc tiếp nhận, hướng dẫn, phối hợp giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân.

b) Hướng dẫn, giám sát, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân theo quy định; tham gia đề xuất các giải pháp nhằm cải cách TTHC, hiện đại hóa nền hành chính, trong đó tập trung đơn giản hóa TTHC và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm tin học hóa các giao dịch hành chính trong giải quyết TTHC và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại Trung tâm.

c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả TTHC cho cá nhân, tổ chức.

1.3. Nhiệm vụ

a) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ:

- Theo dõi, đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ; giám sát, tiếp nhận, xử lý việc giải quyết TTHC và việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm theo quy định.

- Chủ trì theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết các TTHC tại Trung tâm.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để nghiên cứu các quy định của nhà nước về cải cách TTHC, chính quyền điện tử, tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, thay thế, bổ sung danh mục, quy trình và các nội dung liên quan khác trong việc giải quyết TTHC qua Trung tâm.

- Phối hợp trong công tác đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị được bố trí về làm nhiệm vụ tại Trung tâm.

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo chỉ đạo của UBND tỉnh; tình hình thực tế địa phương và theo quy định của pháp luật.

1.4. Quyền hạn

a) Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC.

b) Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết TTHC theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; đôn đốc các cơ quan, đơn vị xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết.

c) Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức do các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Trung tâm về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan.

d) Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

đ) Quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của các Hệ thống thông tin một cửa điện tử; tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các Hệ thống này.

e) Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của UBND tỉnh và của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức, biên chế

2.1. Cơ cấu tổ chức                        

a) Lãnh đạo Trung tâm

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh gồm Giám đốc do 01 lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh kiêm nhiệm và không quá 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định hiện hành.

b) Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: 02 phòng.

- Phòng Hành chính - Tổng hợp

Gồm các công chức thuộc biên chế của Trung tâm, do Trung tâm trực tiếp quản lý và phân công nhiệm vụ, giúp việc trực tiếp cho lãnh đạo Trung tâm, thực hiện nhiệm vụ về: Công nghệ thông tin, quản trị mạng; tổng hợp; hành chính; tài chính và công việc hành chính khác (Tạp vụ, thủ quỹ, điện nước, chăm sóc khuôn viên); riêng vị trí bảo vệ hợp đồng với Công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ.

- Phòng Nghiệp vụ, kiểm tra giám sát: 02 bộ phận, gồm:

+ Các công chức thuộc biên chế của Trung tâm, giúp việc trực tiếp cho lãnh đạo Trung tâm công tác quản lý công chức, viên chức các cơ quan đến làm việc tại Trung tâm; đồng thời, phối hợp thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC, thực hiện kiểm tra giám sát, kiểm soát nội dung giải quyết các kiến nghị, các vấn đề phát sinh liên quan nghiệp vụ.

+ Các công chức, viên chức thuộc biên chế các sở, ban, ngành và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh được cử đến làm việc tại Trung tâm.

2.2. Biên chế, người làm việc                     

a) Biên chế của Trung tâm: Biên chế của Trung tâm do UBND tỉnh giao trên cơ sở Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể. Trung tâm có thể hợp đồng lao động để đảm nhận một số vị trí đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm sau khi có sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh.

b) Biên chế thuộc các cơ quan, đơn vị được cử đến làm việc tại Trung tâm: Các sở, ban, ngành; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, căn cứ số lượng TTHC, khối lượng công việc liên quan để cử số lượng công chức, viên chức đến làm việc tại Trung tâm cho phù hợp.

Trước mắt, khi Trung tâm mới được thành lập đi vào hoạt động, tất cả các ngành có TTHC thực hiện tại Trung tâm đều thực hiện cử công chức ra làm việc tại Trung tâm. Sau khi Trung tâm hoạt động ổn định, căn cứ khối lượng hồ sơ phát sinh của các lĩnh vực thuộc các sở, ban, ngành, Trung tâm báo cáo đề xuất phương án kiêm nhiệm việc tiếp nhận hồ sơ để đảm bảo sử dụng tiết kiệm nhân lực.

2.3. Chế độ, chính sách đối với công chức làm việc tại Trung tâm

a) Đối với công chức, viên chức thuộc biên chế và hợp đồng của Trung tâm: Tiền lương, phụ cấp và các chế độ khác do Trung tâm chi trả theo quy định.

b) Đối với công chức (hoặc viên chức) do các cơ quan, đơn vị cử đến làm việc tại Trung tâm: Tiền lương, phụ cấp và các chế độ khác do đơn vị cử người chi trả theo quy định.

c) Khi Trung tâm mới thành lập, thực hiện chi trả chế độ chính sách cho công chức, viên chức Trung tâm theo chế độ đặc thù (Quy định tại Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh), khi Trung tâm hoạt động ổn định, thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

DANH BẠ ĐIỆN THOẠI

 

ST

T

Họ và Tên

 

Chức vụ

Số máy điện thoại

Cơ Quan

I

Lãnh đạo Trung tâm

 

 

01

Trịnh Tiến Duy

Giám đốc

3818 969

02

Bùi Đức Trung

Phó Giám Đốc

3761 888

03

Hoàng Thị Luân

Phó Giám Đốc

3 800 020

II

Phòng Nghiệp vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính

01

Hoàng Văn Thưởng

Trưởng phòng

3812 126

02

Trần Phương Linh

Phó Trưởng phòng

3794 666

03

Lăng Thi Hương

Chuyên viên

3794 666

III

Phòng Hành chính – Tổng hợp

01

Trần Thị Hường

Trưởng phòng

3763 888

02

Đinh Văn Huấn

Phó Trưởng phòng

3800 007

03

Hoàng Minh Hiệp

Chuyên viên

3800 007

03

Vy Huyền Trang

Văn thư – tạp vụ

3800 005

04

Nguyễn Chí Trường Tôn

Điện nước

3800 005

05

Hà Phương Linh

Kế toán

3814 696

06

Bảo vệ Trung tâm

Hà Hoàng Hải

3800 025

07

Hà Quỳnh Thắng